SEO là cách để thu hút nhiều hơn lượng truy cập vào website của bạn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và kích thích người dùng thực hiện mua hàng. Vậy làm sao để thu hút và khiến khách hàng chịu mua hàng? Mọi câu hỏi liên quan tới khách hàng sẽ được giải quyết bởi Search Intent. BiziBusiness sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về thuật ngữ Search Intent là gì qua bài viết này nhé!
Search Intent là gì?
Search Intent còn gọi là User Intent (hoặc Keyword Intent) dịch tiếng Việt là ý định tìm kiếm, mục tiêu sau cùng của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm. Hiểu đơn giản là lý do mà mọi người sử dụng công việc tìm kiếm để tìm câu trả lời cho một câu hỏi nào đó, đây là nhu cầu mà người dùng muốn được đáp ứng ngay lập tức.
Search Intent của người dùng giải thích một cách dễ hiểu là người dùng đang cần tìm thông tin sản phẩm hay mức giá phù hợp với họ, hoặc có thể là đang cần tìm kiếm một trang web bất kỳ nhưng quên đường dẫn chi tiết.
Tất nhiên rằng những mong muốn này của người dùng đôi khi không thể thể hiện hết được thông qua từ khóa, đôi khi người làm SEO cũng cần chủ động nắm bắt được đúng tâm lý của người dùng.
Đọc thêm: Hướng Dẫn A-Z Cách Tìm Keyword SEO Của Trang Web
Hiểu thêm về vai trò Search Intent
Nếu bạn muốn trang web của mình nằm trong Top bảng xếp hạng của Google thì bạn phải chuẩn bị sẵn các kết quả phù hợp và hữu ích cho Search Intent.
Google luôn nắm rõ trong lòng bàn tay những gì người dùng muốn thấy khi họ thực hiện tìm kiếm từ khóa nào đó, vậy nên đừng cố gắng điều khiển bảng thế hạng theo ý muốn cá nhân của bạn, thay vào đó hãy tối ưu hóa nó để đáp ứng được User Intent.
Đối với doanh nghiệp
Google gần đây thống kê rằng có tới 82% người sử dụng các thiết bị di động dùng thiết bị của mình để tra cứu các website của doanh nghiệp địa phương, cửa hàng xung quanh họ.
Con số này thực sự ý nghĩa, bởi lẽ 72% số người dùng sẽ tới mua hàng trực tiếp nếu kết quả tìm kiếm hiển thị vị trí cửa hàng trong bán kính 5km đổ lại.
Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp tối ưu tốt Search intent của người dùng như: thành phố, quận/huyện, mã Zip, các địa điểm nổi tiếng của khu vực,… doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận được một lượng lớn các khách hàng quanh khu vực bán hàng của mình.
Đối với Marketing nói chung và SEO nói riêng
Search Intent đóng vai trò quan trọng với SEO vì nó sẽ góp phần điều hướng kết quả tìm kiếm phù hợp cho người dùng. Nhờ đó việc cải thiện search intent sẽ giúp trang web thu hút lượng người truy cập vào trang web lớn hơn, chất lượng hơn, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cũng sẽ tốt hơn để tăng doanh thu cho việc bán hàng và cho cả những web cung cấp thông tin.
Một số lợi ích có thể kể đến trong việc áp dụng tốt User Intent trong SEO:
- Tăng thời gian truy cập: Khi đã đáp ứng được đúng, phù hợp các thông tin cho người dùng thì họ sẽ chắc chắn dành nhiều thời gian để ở lại trang web đó hơn.
- Tăng lượt xem trang (Page view): Đáp ứng đúng User Intent sẽ tăng sự tò mò cho các danh mục hiển thị khác trên trang web của bạn.
- Featured Snippet – Top 1 Google: Ai làm web cũng mong muốn website của mình đứng đầu trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Để đạt được điều đó bạn chỉ cần tối ưu Search Intent tốt.
- Tiếp cận được nhiều đối tượng độc giả hơn: Một trong những giá trị mà tối ưu Intent là Google sẽ xếp hạng trang web của bạn cho với tất cả các tìm kiếm và ý định tìm kiếm, mở rộng tệp người dùng và giúp bạn dễ dàng tiếp cận các khách hàng tiềm năng hơn.
Phân loại Search Intent
Search Intent – Ý định tìm kiếm sau mỗi truy vấn của người dùng có thể được xem là yếu tố xếp hạng quan trọng. Để đứng được lâu và bền vững ở thứ hạng cao, điều mà các SEOer cần làm là cung cấp cho người dùng đúng thứ mà họ cần.
Theo dữ liệu nghiên cứu của Semrush, Yoast SEO và Ahrefs, chúng ta có thể chia Search Intent thành 4 loại chính dựa vào các mục đích tìm kiếm khác như:
- Information Search Intent (Ý định tìm kiếm thông tin)
- Navigational Search Intent (Ý định tìm kiếm điều hướng)
- Commercial Search Intent (Ý định tìm kiếm điều tra thương mại)
- Transactional Search Intent (Ý định tìm kiếm giao dịch)
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn và ứng dụng một cách hiệu quả, BiziBusiness sẽ giải thích chi tiết cho từng yếu tố Search Intent khác nhau.
Information Search Intent (Ý định/Nhu cầu/Mục đích tìm kiếm thông tin)
Tại thời điểm này, người dùng đang có những thắc mắc, câu hỏi hoặc đơn giản là muốn biết thêm một số thông tin về một vấn đề nào đó và họ thực hiện thao tác tìm kiếm để có câu trả lời cho các vấn đề đó.
Hình thức phổ biến của Information Search Intent là các tìm kiếm dưới dạng câu hỏi, thế nhưng đôi khi nó lại được rút ngắn bằng các cụm từ thông thường.
Một số ví dụ về các tìm kiếm cho thông tin:
- “cách làm món thịt quay”
- “SEO là gì?”
- “các địa điểm ăn chơi tại Đà Lạt”
- “lịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh”
- “dự báo thời tiết”
- “HTML 5”
Navigational Search Intent (Ý định/Nhu cầu/Mục đích tìm kiếm điều hướng)
Đây là lúc người dùng muốn truy cập một trang web cụ thể, tuy nhiên vấn đề là họ lại ngại viết toàn bộ dòng URL hoặc là họ quên đường dẫn tới trang đó, đơn giản nhất chỉ cần “Google It”.
Một số ví dụ về truy vấn mang User Intent điều hướng:
- “facebook”
- “twitter login”
- “onpage seo moz”
- “gia xang dantri”
Commercial Search Intent (Ý định/Nhu cầu/Mục đích tìm kiếm điều tra thương mại)
Loại User Intent này hình thành khi người dùng đang đứng giữa các lựa chọn về thương hiệu hay sản phẩm. Họ chưa thể đưa ra được quyết định lựa chọn nào sẽ tốt cho mình. Vì vậy truy vấn này thường thể hiện dưới dạng so sánh, đánh giá giữa những nhóm kết quả tốt nhất khác nhau.
Vì những nhóm người dùng đã có sẵn nhu cầu mua sắm, giao dịch nên cần có thời gian và thêm thông tin để thuyết phục.
Một số ví dụ về truy vấn điều tra thương mại:
- “các loại whey protein tốt nhất”
- “iphone 13 promax vs iphone 14 promax”
- “tai nghe true wireless nào tốt nhất trong tầm giá 2 triệu”
- “top trang web nhập hàng quảng châu”
Transactional Search Intent (Ý định/Nhu cầu/Mục đích tìm kiếm giao dịch)
Khi thực hiện các tìm kiếm loại này người dùng đã có sẵn ý định thực hiện giao dịch- mua/thuê sản phẩm/dịch vụ/hàng hóa,… Thường những truy vấn loại này sẽ bao gồm tên cụ thể của sản phẩm/dịch vụ kèm theo đó là một số từ như: mua, đặt, ở đâu, giá, khuyến mại,…
Những Transactional Search Intent là loại hình thức có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất nên bạn nên ưu tiên dạng này hơn các dạng khác.
Một số ví dụ về Transactional keywords:
- “mua laptop ở đâu?”
- “đặt phòng khách sạn khi đi nha trang”
- “phần mềm diệt virus BKAV”
- “iphone 14 qua sử dụng”
- “đặt xe giường nằm đi Sapa”
Trên đây là những thông tin chi tiết về Search Intent mà BiziBusiness muốn gửi tới các bạn. Hy vọng từ bài viết này, các bạn đã hiểu Search Intent là gì và tầm quan trọng của việc nghiên cứu Search Intent. BiziBusiness chúc các bạn sẽ áp dụng hiệu quả và thành công. Để trau dồi thêm kiến thức về Marketing, truy cập vào Blog của BiziBusiness để nâng cao mỗi ngày nhé!
Đọc thêm: Cần Quan Tâm Gì Khi Chọn Keyword SEO? Cách Chọn Từ Khoá “Healthy-Balance”.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
SEO Quake là gì? Các cách sử dụng SEOQuake cho người mới bắt đầu
SEO Quake là gì? SEO Quake sở hữu những tính năng vượt trội nào? BiziBusiness sẽ hướng dẫn sử dụng SEOQuake đơn giản và hiệu quả trong bài viết này.
Tại sao Relationship Marketing lại quan trọng? Mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp
Bản chất của marketing quan hệ trong doanh nghiệp là gì? Cùng BiziBusiness tìm hiểu tại sao marketing quan hệ lại quan trọng trong bài viết này nhé!
Allintitle là gì?Tìm hiểu cách thức sử dụng Allintitle hiệu quả
Thuật ngữ Allintitle là gì? Allintitle có vai trò như thế nào trong quá trình SEO? Cùng BiziBusiness tìm hiểu câu lệnh cơ bản ai cũng cần biết trong bài viết này!
Cách tối ưu hóa website hiệu quả nhất năm 2023
Làm thế nào để áp dụng hiệu quả cách tối ưu hóa website? Vai trò của tối ưu hóa website trong SEO là gì? Cùng BiziBusiness tìm hiểu ngay!
AIDA là gì? Bật mí cách viết nội dung bằng mô hình AIDA hiệu quả
Mô hình AIDA là gì? Làm thế nào để ứng dụng mô hình AIDA vào content hiệu quả? Cùng BiziBusiness đi tìm lời giải đáp mọi thắc mắc của bạn qua bài viết này