Google Sandbox là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục khi bị đưa vào Sandbox

Thuật ngữ Google Sandbox là gì? Mục đích Sandbox được tạo ra là gì? Cùng BiziBusiness tìm hiểu cách để tránh bị google đưa vào sandbox trong bài viết này nhé!

Google Sandbox là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục khi bị đưa vào Sandbox

Google Sandbox là một trong những thuật ngữ quan trọng, tuy nhiên lại ít được nhắc đến trong quá trình SEO. Đặc biệt là đa số các bạn mới bắt đầu tiếp cận với SEO không hiểu được vai trò của Google Sandbox. Vậy Google Sandbox là gì? Mục đích tạo ra Sandbox để là gì? Cùng BiziBusiness tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi bị Google Sandbox trong bài viết này nhé!

Google Sandbox là gì?

Google Sandbox Effect là một thuật ngữ quen thuộc với những người làm SEO. Google Sandbox là một thuật toán bộ lọc, là công cụ để Google sáng tạo ra để kiểm soát, quản lý và tạo sự công bằng trong việc xếp hạng các website trong trang kết quả tìm kiếm của Google.

Đây là một khoảng thời gian, một phép thử trong quá trình tạo ra website của bạn kể cả trong trường hợp bạn đã làm đúng hết mọi thứ. Trước khi Sandbox đi qua, chắc chắn website của bạn sẽ không có được thứ hạng cao. Khoảng thời gian này thường kéo dài đến 2 tháng hoặc lâu hơn nữa.

Google Sandbox là gì?
Google Sandbox là gì?

Mục đích Sandbox được tạo ra

Mỗi thuật toán mà Google tạo ra đều có một mục đích cụ thể, với Sandbox thì đó là:

Đưa ra hình phạt, loại bỏ web kém chất lượng

Google có sẵn một điều luật cho việc xây dựng các trang web mà các nhà xây dựng cần phải tuân thủ. Bất kỳ trang web nào cố tình vi phạm sẽ nhận hình phạt trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính thuật toán của Google.

Hình phạt nhẹ thì website sẽ bị đánh rớt hạng từ khóa, nếu nặng hơn thì trang web sẽ bị mất index. Tuy nhiên google sẽ có người dùng cơ hội được sửa chữa sai lầm, vậy nên trong trường hợp phát hiện ra lỗi bạn cần sửa chữa ngay.

Mục đích Sandbox được tạo ra
Mục đích Sandbox được tạo ra

>>> Đọc thêm: Chỉ số google index là gì? 13 cách index website lên google mới nhất.

Mang tới kết quả tốt, nâng cao trải nghiệm cho người dùng

Google đang hướng đến việc cung cấp các kết quả tốt nhất cho từ khóa mà bạn tìm kiếm. Đội ngũ của họ sẽ luôn thực hiện test các vị trí tìm kiếm và nghiên cứu hành vi của người dùng để đưa ra các kết quả tìm kiếm phù hợp và tốt nhất.

Những thủ thuật Spam sẽ rất dễ dàng bị phát hiện. Đối với trường hợp cố tình đưa nhiều từ khóa SEO hoặc cố tình SEO một cách lộ liễu thì càng dễ bị phát hiện hơn.

Nguyên nhân bị dính Google Sandbox

Các mệnh đề chính trong quá trình SEO được thể hiện ở 3 chữ T, tương ứng với Traffic (sự tương tác) – Trust (sự uy tín) – Theme hay Thematic (sự liên quan). Đây cũng chính là 3 điều mà Google muốn thấy ở trang web của bạn. Hầu hết các website mới đều thiếu 1 hoặc cả 3 điều trên. Cụ thể là:

Tín hiệu người dùng chưa đủ (Traffic)

Nhiều SEOer vẫn nghĩ rằng tỷ lệ thoát trang hay tỷ lệ thời gian on time site là các yếu tố để quyết định xếp hạng. Google thực tế lại cần phải trông thấy sự tương tác của người dùng trên web của bạn (ít nhất là traffic vào trang web). Dựa trên điều đó mời có cơ sở đánh giá xem trang web đó có mang lại lợi ích cho người dùng hay không.

Nguyên nhân bị dính Google Sandbox
Nguyên nhân bị dính Google Sandbox

Không có các liên kết chất lượng (Trust)

3 yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng đó là link, content và rankbrain. Với backlink thì ta có: out-link (link trỏ ra ngoài), internal link (liên kết nội bộ) hay backlink(liên kết hướng về).

Với các website mới lập thì sẽ có rất ít các backlink chất lượng, hoặc nếu có cũng sẽ là các backlink yếu không đủ “link juice” để truyền sức mạnh đến trang web của bạn.

Thiếu sự liên quan và chuyên môn- Theme

Google luôn ưu tiên các content chất lượng, có vị trí thứ hạng cao ở bảng công cụ tìm kiếm, và trên hết nó phải nhìn thấy website của bạn như là một “chuyên gia” ở lĩnh vực mà website bạn hoạt động. Một website bao gồm nhiều khía cạnh, đề cập, nói, truyền tải hoặc giải đáp ở trong cùng một trang sẽ được đánh giá cao hơn.

Cách để khắc phục khi bị đưa vào Sandbox

Để khắc phục hiệu quả khi bị đưa vào Sandbox, chúng ta nên áp dụng những phương pháp sau:

Kiên định và bền bỉ

Để vượt qua được quá trình kiểm soát của Sandbox là cả một thời gian dài và kiên trì, không phải là chỉ trong ngày 1 ngày 2. Thời gian một website bị Sandbox kiểm tra cũng thường giao động khoảng 2 tới 6 tháng, tuy nhiên nó có thể là lâu hơn hoặc vĩnh viễn.

Vì vậy đối diện với quá trình này, người làm SEO cũng cần có sự kiên định, kiên nhẫn khi website bị dính vào Sandbox.

Kiểm tra những điểm thiếu sót

Nếu website bị dính Sandbox thì đây cũng được coi như là một cơ hội để thử thách các SEOer, cho SEOer thời gian để nhìn nhận lại website của mình một cách tổng quát. Xem xét lại những điểm mạnh, yếu của trang web để biết đường sửa đổi hay phát huy.

SEOer nên đặt ra cho mình các câu hỏi để nhìn nhận lại vấn đề mà mình đang gặp phải để có hướng giải quyết tốt hơn:

  • Nội dung trên website có đang hướng tới lý do tìm kiếm của người dùng hay không?
  • Nội dung trên trang web của bạn có đang bị trùng lặp quá nhiều, thiếu sự sáng tạo, mới mẻ hay không?
  • Có phải bạn đang tập trung quá nhiều vào kỹ thuật SEO mà bỏ qua content marketing hay không?
  • “Anchor Text” của bạn có đang ở đúng vị trí cần thiết để người dùng dễ dàng click vào hay không? Trang web của bạn có chứa quá nhiều spam hay không?

Nếu bạn đã trả lời được hết các câu hỏi trên thì bạn sẽ có được câu trả lời và phương hướng đúng đắn để giúp cải thiện website dễ tiếp cận với người dùng hơn. Khi đã thoát khỏi Sandbox, website sẽ có được thứ hạng cao hơn lúc mới bắt đầu.

Cách để khắc phục khi bị đưa vào Sandbox
Cách để khắc phục khi bị đưa vào Sandbox

Phát triển và duy trì SEO WhiteHat

Việc làm tốt nhất và nên được chú trọng trong thời điểm này chính là:

  • Liên tục update các nội dung với, trendy lên website
  • Hợp nhất, xóa bỏ hay cải thiện các nội dung mỏng
  • Các nội dung trùng lặp sẽ bị loại bỏ và tối ưu hóa
  • Bù đắp lượng organic traffic bị giảm do giảm thứ hạng trong SERP bằng cách tăng traffic từ các nguồn khác:
  • Social traffic: Chia sẻ các nội dung hay, chất lượng, có ích cho người dùng lên các trang mạng xã hội. Đây là phương pháp giúp website cải thiện và tăng được lượng social traffic về trang web.
  • Referral traffic: Đặt các banner quảng cáo trên web để lượng truy cập hàng ngày được duy trì đều đặn ở mức cao và liên quan đến chủ đề chính của website và thu hút Referral Traffic cho trang web.
  • Direct Traffic: Sử dụng các hình thức marketing online hoặc offline như email marketing để quảng bá cho thương hiệu và gia tăng Direct Traffic vào cho trang.
  • Sử dụng Google Ads để tăng lượng truy cập vào web.

Kiểm tra để biết page có bị đưa vào Google Sandbox hay không?

Để kiểm tra, các bạn có thể tham khảo 3 cách dễ sử dụng nhưng mang lại hiệu quả cao như sau:

Cách 1: Kiểm tra trực tiếp trên các công cụ tìm kiếm

Khi bạn tìm kiếm trang web trên các công cụ tìm kiếm khác ngoài google như: Cốc cốc, Yahoo, Bing,… Nếu kết quả tìm kiếm vẫn hiện ra nhưng ở google lại không thấy nữa chứng tỏ website của bạn đang bị google Sandbox.

Cách 2: Sử dụng webmaster tool

Tại các mục của Google webmaster tool bạn có thể tìm tới “tác vụ thủ công”, đây là trang bạn có thể kiểm tra trang web của bạn có đang bị phạt hay không để kịp thời cải thiện. Nhiều trường hợp bạn không thông báo thì không thể dùng cách này được.

Kiểm tra để biết page có bị đưa vào Google Sandbox hay không?
Kiểm tra để biết page có bị đưa vào Google Sandbox hay không?

Cách 3: Kiểm tra lưu lượng truy cập

Như các dấu hiệu đã liệt kê ở trên, website sẽ bị phạt và các từ khóa sẽ bị mất hết chỉ còn sót lại một vài traffic. Website của bạn sẽ bị đưa vào vùng tạm thời cách ly, kể cả khi có những bài viết mới, có index thì nó cũng không cho lên từ khóa và traffic cho bạn vì hiện giờ trang của bạn đang bị tạm khóa.

Trên đây là những thông tin chi tiết về Google Sandbox. Hy vọng từ bài viết trên, các bạn đã hiểu Google Sandbox là gì và các phương thức khắc phục hiệu quả. Để có thêm nhiều kiến thức về marketing, đừng bỏ lỡ các bài chia sẻ hữu ích trong blog của BiziBusiness nhé!

>>> Đọc thêm: Cách sử dụng công cụ Google Analytics từ A-Z dễ hiểu cho người bắt đầu.

BiziBusiness

Đăng ký nhận thông tin bài viết mới nhất hàng tuần!

SEO

Nắm bắt các mẹo, kỹ thuật và xu hướng SEO mới nhất để nâng thứ hạng website và tăng lưu lượng truy cập tự nhiên.

GENERAL
Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng Yoast SEO chi tiết nhất cho người mới
Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng Yoast SEO chi tiết nhất cho người mới

Yoast SEO là gì? Cài đặt Yoast SEO như thế nào? Cùng BiziBusiness tìm hiểu cách sử dụng Yoast SEO hiệu quả trong bài viết này nhé!

Domain Rating là gì? Cách tính Domain Rating chi tiết cho các SEOer

Liệu bạn đã biết domain rating là gì chưa? Cùng BiziBusiness tìm hiểu cách tính...

Black Hat SEO là gì? Lý do không nên sử dụng Black Hat SEO

Bạn hiểu Black Hat SEO là gì? Có bao nhiêu lý do không nên sử...

White Hat SEO là gì? Các yếu tố tạo nên SEO mũ trắng

Thuật ngữ White Hat SEO là gì? Có bao nhiêu yếu tố tạo nên SEO...

Cách Bắt Đầu Kinh Doanh TMĐT Tiết Kiệm 2024

Tìm hiểu cách bắt đầu kinh doanh TMĐT tiết kiệm. Bài viết này sẽ hướng...

KEYWORD
TECHNICAL
LOCAL
GLOBAL
LINKS
SEO image

Tìm Hiểu Cách Chúng Tôi
Giúp Doanh Nghiệp Tăng Trưởng

Tìm Hiểu Cách Chúng Tôi
Giúp Doanh Nghiệp Tăng Trưởng